Về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Giao

Về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050

THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN LONG GIAO HUYỆN CẨM

CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU

Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là một huyện mới được thành lập theo nghị định của Chính phủ số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 trên cơ sở chia tách các huyện đông của tỉnh là Long Khánh, Thống Nhất và Xuân Lộc để lập ra các đơn vị hành chính là Thị xã Long Khánh và huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc

Huyện Cẩm Mỹ thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của 13 xã phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, gồm 7 xã thuộc huyện Long Khánh và 6 xã thuộc huyện Xuân Lộc. Tổng diện tích toàn huyện là 46.796ha và dân số 146.572 người

Hình thành đô thị trung tâm huyện mới là yêu cầu cấp thiết và việc lựa chọn địa điểm dựa trên cơ sở đề xuất của Qui hoạch tổng thể hệ thống đô thị Tỉnh Đồng Nai và Qui hoạch xây dựng vùng huyện Long Khánh đã được UBND tỉnh phê duyệt là khu vực giao lộ Quốc lộ 56 và hương lộ 10, thuộc địa phận xã Long Giao.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đề cương lập quy hoạch chung thị trấn Long Giao, giao Sở Xây dựng Đồng Nai phối hợp với viện quy hoạch đô thị – Nông thôn, Bộ Xây dựng triển khai thực hiện.

1.1 Sự cần thiết lập quy hoạch chung thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai

– Đáp ứng nhu cầu hình thành đô thị trung tâm huyện mới khi điều chỉnh ranh giới hành chính các huyện Long Khánh – Thống Nhất – Xuân Lộc và thành lập huyện Cẩm Mỹ.

– Đáp ứng nhu cầu hình thành một trung tâm dịch vụ vùng công – nông nghiệp khai thác cây công nghiệp tại khu vực đông nam tỉnh Đồng Nai

– Đáp ứng yêu cầu phát triển trục kinh tế – dân cư – đô thị trên Quốc lộ 56 và hương lộ 10.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án.

QHC Thị trấn Long Giao nhằm xác định qui mô, tính chất và các tiền đề phát triển đô thị mới Long Giao – thị trấn huyện lị Cẩm Mỹ, định hướng phát triển không gian và định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị đến năm 2020, tạo lập cơ sở triển khai các dự án xây dựng đô thị mới.

1.3 Căn cứ lập quy hoạch.

– Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, năm 2020.

– Quy hoạch xây dựng vùng huyện Long Khánh và Xuân Lộc, năm 1997.

– Hợp đồng kinh tế giữa Sở Xây dựng Đồng Nai và Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn, Bộ Xây dựng.

– Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000

– Một số tài liệu và bản đồ địa chính xã Long Giao

CHƯƠNG II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG.

2.1 Các điều kiện tự nhiên.

1. Vị trí

Địa điểm dự kiến phát triển đô thị mới Long Giao thuộc phạm vi hành chính xã Long Giao – huyện Cẩm Mỹ – tỉnh Đồng Nai, tại khu vực giao lộ giữa Quốc lộ 56 từ Long Khánh đi Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện lộ 10 từ ngã 3 Cẩm Mỹ đi Long Thành.

Ranh giới quy hoạch đô thị được xác định như sau:

– Phía Bắc – tây bắc giáp nông trường cao su Cẩm Đường và khu quân sự

– Phía nam – đông nam giáp suối Râm.

– Phía đông – đông bắc giáp núi Cam Tiêm

– Phía tây – tây nam giáp nông trường cao su Cẩm Đường.

2. Địa hình:

Thị trấn Long Giao nằm ở vị trí trên vùng đất cao thuộc thượng nguồn phía Đông tỉnh Đồng Nai, có địa hình khá đa dạng bao gồm khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, khu vực thấp trũng ven các khe suối.

a/ Khu vực đồi núi:

Chiếm phần lớn diện tích ở phía Đông Bắc thị trấn. bao gồm vùng núi khá cao và xen kẽ các đồi núi thấp

Vùng núi cao: Chiếm diện tích nhỏ, cao độ trung bình từ 260,0m đến 378,0m có nhiều khe tụ thủy và khe lạch, mức độ chia cắt khá mạnh (khu vực núi Cam Tiêm và ven suối Râm). Độ dốc nền: i >20%

Vùng gò đồi dóc thoải là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng có cao độ có cao độ trung bình biến thiên từ 244,0 m đến 290,5 m. Độ dốc nền i = 15% ¸ 20%

b/ Khu vực địa hình bằng phẵng:

Khu vực bằng phẳng cao ráo, thuộc trung tâm thị trấn, trải rộng xuống phía Nam hương lộ 10 và các khu vực dân cư hai bên đường quốc lộ 56. Địa hình biến thiên từ cao độ 200,0m đến 280,7m. Độ dốc nền đại hình từ 1% đến 5% và có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây nam.

c/ Khu vực thấp trũng:

Nằm ở phía Nam khu vực nghiên cứu (ven suối Râm) cao độ biến thiên từ 187,5m đến 221,0m nền địa hình khá dốc về phía suối Râm với độ dốc nền i = 15% ¸ 20%

3. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất nóng, ẩm đồng thời phân hóa sâu sắc theo mùa với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Long Giao có đặc điểm khí hậu và địa hình đặc trưng của vùng phía đông tỉnh Đồng Nai

Địa hình là vùng gò đồi lượn sóng, có độ dốc thoải theo hướng đông bắc – tây nam, xung quanh có các suối lòng hẹp và sâu. Phía đông là khu vực núi Cam Tiên và suối Râm. Các khu vực khác là vùng rừng trồng cao su

Khí hậu thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của vùng rừng và hồ phía bắc tỉnh nên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh nhiệt độ trung bình 27,5oC, lượng mưa tương đối cao, TB 2174mm.

4. Địa chất công trình:

Chưa có số liệu khảo sát địa chất công trình khu vực nghiên cứu. Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo cần có số liệu khảo sát đại chất công trình cụ thể.

5. Địa chất thủy văn:

Nước ngầm: Theo nghiên cứu thăm dò đánh giá nước dưới đất của đoàn địa chất thủy văn 7,8 cho thấy khu vực thiết kế nằm trong vùng nghèo nước ngầm.

6. Địa chấn:

Khu vực dự kiến xây dựng thị trấn trong vùng có động đất cấp 5 (theo bản đồ địa chấn Việt Nam)

7. Thủy văn:

Khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong vùng thượng lưu của các con suối chảy ra sông Cả và sông Đồng Nai. Phía đông nam khu vực có suối Râm chảy qua theo hướng Đông Bắc – Tây Nam là nơi tập trung nước từ các đồi cao xung quanh. Do đó khi có mưa lớn các khu vực ven suối bị nước dâng khoảng 0,5m¸0,8m (hiện nay chưa có số liệu thủy văn cụ thể của suối Râm). Tuy nhiên khu vực quy hoạch không bị ngập lụt.

2.2 Hiện trạng:

Giao thông: gồm hai tuyến đường quan trọng là Quốc lộ 56 từ Long Khánh đi Bà Rịa theo hướng bắc – nam và Hương lộ 10 đi Long Thành theo hướng đông tây.

Phía đông bắc dọc theo QL56 LÀ khu vực dân cư xã Long Giao hiện hữu, trong đó có UBND xã và trường tiểu học.

Phía bắc Hương lộ 10 là khu đất quân sự.

Phía nam Hương lộ 110 là khu đất cao su đã ngừng khi thác.

Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực quy hoạch thị trấn khoảng 600 ha, trong đó phân ra:

Đất khu dân cư nông thôn: 25,24 ha

(Đất ở nông thôn 24,5 ha; Đất trường học 0,74ha)

– Đất giao thông đối ngoại (QL56, HL10) 18,4 ha

– Đất khác (đất cao su, đất quân sự…): 556,36ha

2.3 Đánh giá tổng hợp

Nhìn chung đây là địa điểm tương đối thuận lợi về vị trí giao lưu liên vùng điều kiện đất đai xây dựng và phát triển hê thống giao thông cấp điện cho đô thị mới, đáp ứng chức năng của một đô thị huyện lỵ

Địa hình bằng phẳng cảnh quan thiên nhiên gần khu đất quy hoạch là vùng đồi núi đồi với cao độ 300m trở xuống có thể hình thành các dải cây xanh sinh thái

Hạn chế lớn nhất là đại điểm thuộc khu vực hạn hẹp nguồn cấp nước cần phải có nghiên cứu trên phạm vi vùng, không chỉ riêng cho huyện Cẩm Mỹ

Về phía Bắc đường Hương lộ 10 hạn hẹp quỹ đất do hiện có khu đất quân dự quy mô lớn.

 

Từ khóa: Aqua City, Aqua City Novaland, Aqua City Đồng Nai, Aqua City Biên Hoà, dự án aqua city

0915827887Tải bảng giá mới nhất