Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Thành

Mục Lục

Duyệt phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Thành, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2030 và định hướng năm 2050.

Bản đồ quy hoạch TT Long Thành giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch TT Long Thành giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích 

– Quy định này hướng dẫn việc quản lý, bảo vệ và sử dụng các khu vực xây dựng theo đúng Đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Thành huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030), đã được phê duyệt tại Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày …. tháng …. năm … của UBND tỉnh Đồng Nai.

– Quản lý kiến trúc của từng khu vực đạt yêu cầu trật tự, thẩm mỹ hài hòa với tổng thể các khu vực lân cận.

– Quản lý thực hiện các công trình kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ.

– Hạn chế tối đa việc sử dụng đất trái quy định và sai mục đích.

Điều 2: Phạm vi áp dụng

– Các cá nhân, tổ chức trong và ngòai nước có liên quan đến hoạt động xây dựng và quản lý kiến trúc đô thị đều phải thực hiện theo đúng Quy định này.

– Các cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị cấp tỉnh và cấp huyện giúp UBND huyện hướng dẫn việc quản lý kiến trúc đô thị theo đúng quy định tại văn bản này.

– Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy chế này cho phép.

– Ngoài những quy định trong văn bản này, việc quản lý xây dựng đô thị còn phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

– Quy chế quản lý quy hoạch và xây dựng này được trình Sở Xây dựng tỉnh thẩm định trước khi được UBND tỉnh Đồng Nai ký ban hành và được áp dụng trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Long Thành huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030 và có hiệu lực từ ngày ký.

– UBND tỉnh Đồng Nai giao cho UBND huyện Long Thành kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng khác để hướng dẫn thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đã được duyệt.

Điều 4: các quy định cụ thể:

1. Vị trí, tính chất, quy mô:

+ Vị trí, phạm vi ranh giới khu vực lập quy hoạch:

+ Thị trấn Long Thành nằm ở trung tâm huyện Long thành, tiếp giáp QL.51A và 51B từ thành phố Biên hoà đi Vũng tàu .

– Cách TP. Hồ Chí Minh : 60km

– Cách TP. Biên hoà: 33 km

– Cách TP. Vũng tàu : 60km

+ Có các mặt tiếp giáp như sau :

– Phía Bắc giáp đường đất thuộc xã An Phước xã An Phước.

– Phía Tây giáp đất nông nghiệp (dự kiến sẽ là khu công nghệ cao).

– Phía Nam giáp: H.Nhơn Trạch và đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

– Phía Đông giáp : Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

– Tính chất và chức năng đô thị

– Theo đồ án Quy hoạch vùng TP Hồ Chí Minh đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai, kế thừa tính chất đô thị thị trấn Long Thành được phê duyệt năm 2007, câp nhật bổ sung các yếu tố tác động từ quy hoạch vùng TP .HCM và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, tính chất và chức năng của khu quy hoạch được xác định như sau:

– Là khu vực trung tâm vùng tỉnh phát triển công nghiệp, đô thị – dịch vụ của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng KTTĐPN nói chung.

– Là trung tâm đào tạo-nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng;

– Là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không của vùng, quốc gia, quốc tế;

– Là trung tâm của vùng huyện Long Thành định hướng phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2020 và đạt đô thị loại III cho giai đoạn 2020-2030.

– Là trung tâm Chính trị-Kinh tế-Văn hóa-Xã hội, Khoa học-Kỹ thuật, Giáo dục-Đào tạo, du lịch, dịch vụ của huyện Long Thành;

– Phát triển thương mại- dịch vụ chất lượng cao: thương mại – tài chính, khách sạn, văn phòng, triển lãm – hội nghị. …

– Có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

– Quy mô lập quy hoạch

– Diện tích nghiên cứu và thể hiện quy hoạch : 5.329 ha trong đó:

+ Diện tích lập quy hoạch: 1.573 ha .

+ Diện tích nghiên cứu kết nối giao thông: 3.756 ha

    • Quy mô dân số khu vực lập quy hoạch:

 

+ Giai đoạn đến năm 2020: 70.000 -80.000 người.

+ Giai đoạn đến năm 2030: 90.000 người

– Tỷ lệ lập quy hoạch : 1/5.000

2. Định hường phát triển đô thị:

Cơ cấu phát triển đô thị

Cải tạo và nâng cấp các khu chức năng hiện hữu

Hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ tại TT Long Thành bao gồm:

– Khu trung tâm hành chính huyện: có kế hoạch nâng cấp và cải tạo, mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ trong tương lai và tạo bộ mặt cảnh quan tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện.

– Khu trung tâm thương mại: hiện đã xây mới khu phố chợ Long Thành (chợ Quán Thủ cũ) và đi vào hoạt động, đồng thời có kế hoạch xây dựng lại chợ Long Thành cũ thành khu trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu thương mại trong khu vực.

– Khu trung tâm văn hóa + TDTT : hiện nay trong khu vực lập quy hoạch đã có trung tâm văn hóa TDTT cấp huyện với quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu người dân đến năm 2030.

b.Chuyển hướng phát triển khu cụm công nghiệp hiện hữu.

Từng bước có kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư vào các khu,cụm công nghiệp tập trung.

Hiện đại hóa các trung tâm xã hiện hữu để trở thành các trung tâm phường.

Trong khu vực lập quy hoạch có khu vực trung tâm hành chính, văn hóa xã An Phước, và UBND thị trấn hiện hữu, trụ sở hành chính thuộc xã Long An… Các khu này từng bước sẽ được chuyển đổi để trở thành các trung tâm công cộng cấp khu ở bao gồm công trình hành chính, văn hóa và giáo dục, y tế …, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị Long Thành và mỗi:

Cải tại, nâng cấp các khu ở đô thị và khu ở nông thôn hiện hữu theo hướng đô thị.

Các khu ở nông thôn hiện hữu thuộc xã An Phước, Long Đức, Lộc An .. trong tương lai sẽ từng bước nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV phù hợp với hướng phát triển của đô thị Long Thành.

Xây dựng các khu ở phù hợp cho công nhân lao động và người thu nhập thấp:

Trong khu vực lập quy hoạch các khu đất ở theo dự án khi được xây dựng sẽ giành 20% quỹ đất có hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho các đối tượng bị di dời nhà ở để xây dựng các dự án mới và đối tượng người có thu nhập thấp.

+ Phát triển các khu vực đô thị mới

– Các dự án đảm bảo tính hiện đại, hấp dẫn, kết nối với khu vực hiện hữu. Trong giai đoạn đầu, dự kiến sẽ phát triển các khu QH đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.

+ Cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo hướng hiện đại và đồng bộ.

– Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

– Đảm bảo các tiêu chuẩn quy hoạch  về hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm:

– Nền xây dựng và cống thoát nước mưa không gây ngập và úng cục bộ

– Giao thông nội thị, giao thông nông thôn: đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm và đảm bảo đi lại thuận lợi, dễ tiếp cận, an toàn.

– Cấp nước đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm.

– Cấp điện và thông tin liên lạc: đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm

– Xử lý chất thải, nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường : đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm.

– Cơ sở hạ tầng xã hội.

– Hiện đại và đồng bộ từ cấp thị xã tới cấp phường, xã và tổ dân phố, ấp.

3. Định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị

Định hướng phân khu đô thị.

Khung phát triển không gian

– Khung chiến lược phát triển đô thị Long Thành dựa trên 3 thành phần chính:

– Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị hiện có bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

– Từng bước mở rộng không gian kinh tế lấy công nghiệp, giao thông làm nền tảng, chuyển hóa dần phát triển lên thương mại, dịch vụ..

– Phát triển dân cư với hạ tầng cơ sở hoàn thiện, cân xứng nhu cầu trong từng gia đoạn.

– Định hướng phát triển không gian tổng thể

– Hướng phát triển đô thị dựa trên vị trí địa lý, địa hình tự nhiên, sông ngòi, căn cứ vào việc đánh giá đất xây dựng, phương án quy hoạch xác định:

– Khung giao thông cơ bản giữ nguyên hướng tuyến so với QH được duyệt năm 2007

– QH phát triển khung giao thông chính làm tiền đề cho phát triển các dự án đô thị, các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng và cấp khu vực.

– QH các khu dân cư mới kết hợp với các khu dân cư hiện trạng cải tạo, chỉnh trang hình thành các phân khu đô thị với trung tâm là các công trình công cộng, văn hóa, dịch vụ -thương mại cấp phường.

– Định hướng phân khu đô thị

– Trên cơ sở dân số khu vực lập quy hoạch dự báo tới năm 2030 khoảng 90 ngàn dân và các đặc điểm về ranh giới hành chính, khu vực quy hoạch phân thành 4 khu với các khu chức năng sau:

    1. Khu đô thị trung tâm (K1)

 

– Khu đô thị trung tâm bao gồm khu trung tâm hiện hữu của TT Long Thành

– Diện tích của khu đô thị khoảng 275ha.

– Tính chất của khu đô thị trung tâm lấy trung tâm huyện làm cơ sở. Hiện tại, dân số khu vực này khoảng 15 ngàn người, đến năm 2030 sẽ tăng lên trên 25 -30 ngàn người.

– Khu trung tâm dịch vụ cấp 2 của khu đô thị này sử dụng cơ sở vật chất của khu trung tâm thị trấn hiện hữu.

– Khu đô thị thương mại- dịch vụ (K2)

– Khu đô thị thương mại – dịch vụ được phát triển trên phần Đông – Bắc của khu quy hoạch.

– Diện tích khu đô thị khoảng 434ha

– Dân số khu vực này hiện có khoảng 12 ngàn người. Đến năm 2020, dân số dự kiến tăng lên 15-20 ngàn người.

– Khu trung tâm dịch vụ cấp 2 của khu đô thị này sử dụng cơ sở vật chất của khu tái định cư xã Long An.

– Khu đô thị sinh thái (K3)

– Khu đô thị sinh thái được quy hoạch tại khu vực Tây – Nam của TT Long Thành hiện hữu.

– Khu đô thị này có diện tích khoảng 210 ha,.

– Dân số hiện nay của khu đô thị khoảng 11 ngàn người. Đến năm 2020 dự kiến dân số sẽ tăng lên khoảng 17 -20 ngàn người.

– Tính chất của đô thị là khu ở sinh thái do điều kiện địa hình thấp.

– Trung tâm cấp 2 của đô thị dự kiến tại khu tái định cư thuộc khu tái định cư 47ha của huyện.

– Khu đô thị vườn (K4)

– Khu đô thị vườn được quy hoạch phía Bắc khu đô thị trung tâm trên phần đất của xã An Phước và xã Long Đức.

– Diện tích khu đô thị khoảng 654 ha.

– Khu đô thị này hiện có tỷ lệ nhà vườn rất lớn.

– Dân số hiện hữu của khu đô thị vườn hiện có khoảng 11 ngàn dân, dự kến đến năm 2030 khu đô thị này sẽ có khoảng 18 – 20 ngàn dân.

– Trung tâm cấp 2 của khu đô thị này dự kiến tại góc giao giữa đường Nguyễn Du và đường N7

+ Định hướng quy hoạch các trung tâm dịch vụ đô thị

+Trung tâm hành chính cấp huyện

– Trong giai đoạn đến năm 2020, trung tâm hành chính cấp huyện hiện hữu tiếp giáp QL 51 tiếp tục sử dụng nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu cầu cho các giai đoạn bao gồm các trụ sở cơ quan: UBND, HĐND, Khối Đảng ủy, các Phòng, Ban cấp huyện ….

+ Trung tâm giáo dục, đào tạo cấp vùng (đại học, cao đẳng)

– Các trường hiện hữu: trường dạy nghề Tri Thức, trường cao đẳng nghề

– Đất giáo dục cấp đô thị:

– Đất giáo dục cấp đô thị: quy hoạch mới diện tích đất giành cho giáo dục tại các vị trí thích hợp, đảm bảo bán kính phục vụ trong khu đô thị bao gồm các trường THPT đáp ứng nhu cầu của các khu dân cư theo tiêu chuẩn quốc gia.

+ Trung tâm y tế

– Trong khu vực quy hoạch đã có bệnh viện huyện hiện hữu cần nâng cấp cải tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai. Ngoài ra giành quỹ đất diện tích khoảng  1.31ha giáp đường Huỳnh Văn Lũy để bố trí thêm công trình y tế mới cấp huyện.

+ Trung tâm văn hóa

– Công trình trung tâm nhà văn hóa hiện hữu nằm trong khu vực hành chính huyện.

+ Trung tâm thể dục thể thao

– Trung tâm thể dục thể thao cấp huyện gồm:

+ Sân vận động: 1,07 ha (hiện hữu)

– Cải tạo chỉnh trang các sân thể thao hiện hữu đáp ứng nhu cầu các khu ở.

– Trung tâm thương mại, dịch vụ cấp đô thị

– Dịch vụ thương mại: Xây dựng mới trung tâm thương mại, trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ tại khu vực mũi tàu phía Bắc thị trấn … và trên đất các cơ sở công nghiệp, công sở chuyển đổi, khu vực chợ cũ Long Thành; cải tạo và nâng cấp các công trình thương mại dịch vụ đã có theo tầng bậc phục vụ các cấp.

– Khu vực chợ Long Thành (chợ Quản Thủ): diện tích 14,5ha đã xây dựng và đi vào hoạt động đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người dân trong khu vực.

– Khu vực chợ cũ Long Thành dự kiến sẽ xây dựng thành trung tâm thương mại (hiện đã có dự án) phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực

– Trung tâm vận chuyển cấp đô thị

– Quy hoạch một bến xe cấp đô thị (1,52ha) nằm cạnh đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây và QL51. Vị trí này thuận lợi kết nối giữa đô thị Long Thành và TP HCM đi các khu lân cận.

+ Định hướng quy hoạch khu ở

– Quy hoạch chỉnh trang các khu ở hiện hữu, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cải tạo chỉnh trang kiến trúc đô thị, cảnh quan, tăng cường cây xanh mặt nước và bảo vệ môi trường sống, cải thiện điều kiện sống trong các khu ở, kiểm soát về mật độ và tầng cao xây dựng, bổ sung thêm các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát quy hoạch và kiến trúc đối với nhà ở dân tự xây. Đến năm 2030, diện tích bình quân nhà ở tối thiểu là 30m² sàn sử dụng/người.

– Phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư, các trung tâm văn hóa, dịch vụ – thương mại có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại tại khu vực phía Nam và Phía Bắc thị trấn.

– Cải tạo, nâng cấp các khu dân cư nông thôn hiện hữu thành các khu ở đô thị

+ Định hướng không gian công viên, cây xanh và không gian mở

– Cây xanh công viên-TDTT

– Đất công viên – cây xanh đến năm 2020 cần khoảng 35 ha, đến năm 2030 diện tích công viên cây xanh khoảng 84 ha.

– Định hướng quy hoạch là khai thác quỹ đất cây xanh hiện hữu trong khu quy hoạch đồng thời bố trí thêm các mãng cây xanh tập trung tại các khu vực nghĩa địa hiện hữu sau khi di dời.

– Cây xanh cách ly

– Hành lang cây xanh đối với các nhánh sông và rạch nhỏ khoảng 15m, đối với các kênh thoát nước trong khu dân cư bề rộng ≤10m thì cây xanh cách ly khoảng 3-5m.

+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất

– Đối với đất công trình công cộng, dịch vụ thương mại và đất phát triển hỗn hợp thì mật độ xây dựng cụ thể phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành – QCXDVN 01:2008/BXD.Đối với các khu vực quy hoạch là đất công cộng, đất phát triển hỗn hợp, đất cây xanh công viên, đất ở dự án, đất giao thông, bến bãi, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thì không được chuyển mục đích sử dụng đất.

– Định hướng quy hoạch đất ngoài dân dụng

– Đất phát triển công nghiệp

– Đối với khu tiểu thủ công nghiệp, các khu sản xuất nhỏ lẻ hiện hữu sẽ di dời vào các khu công nghiệp và chuyển đổi chức năng sử dụng đất cho phù hợp.

– Đất phát triển công trình công cộng mang tính chất huyện và vùng

– Đất trung tâm hành chính huyện Long Thành

– Dự kiến các công trình trụ sở hành chính huyện sẽ tập trung xây dựng thành 2 khối cao 06 tầng tại vị trí huyện Ủy và UBND huyện. Sau khi xây dựng, các trụ sở hiện hữu sẽ chuyển đổi sang công trình dịch vụ và công trình công cộng.

– Đất giáo dục- đào tạo

– Trong tương lai ngoài đất giáo dục, đào tạo của các dự án lớn ven sông Đồng Nai cần thiết phát triển thêm các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

– Dự kiến đất giáo dục – đào tạo khoảng 10-12ha đến năm 2020 và khoảng 12-15ha vào năm 2030.

– Đất y tế

– Định hướng quy hoạch vẫn giữ nguyên quỹ đất y tế cấp huyện. Tuy nhiên cần mời gọi đầu tư các dự án xây dựng các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa theo hình thức xã hội hóa.

– Ngoài ra giành quỹ đất diện tích 1.31ha giáp đường Huỳnh Văn Lũy để bố trí thêm công trình y tế mới đáp ứng tốt hơn cho giai đoạn tới.

– Đất văn hóa

– Đất công trình văn hóa cấp huyện hiện có khoảng 1,03 ha. Quy hoạch đến năm 2030 các phân khu đều có bố trí nhà văn hóa với diện tích tối thiểu 0.5ha/nhà.

– Đất công trình dịch vụ

– Đất khu thương mại tập trung hiện có khoảng 14ha trong đó khu chợ quản thủ diện tích 13,02ha, chợ củ có diện tích 0,98 ha. Các khu trung tâm thương mại- chợ này vẫn giữ nguyên.

– Đất công trình thể thao cấp đô thị

– Sân vận động huyện Long Thành trên khu đất hiện hữu giữ nguyên.

– Đất phát triển hỗn hợp

– Đất phát triển hỗn hợp bao gồm các khu trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, tài chính, ngân hàng, văn phòng, nhà ở, v.v …Quy hoạch mới khu dất phát triển hỗn hợp tiếp giáp đường N7 và đường cao tốc Biên Hòa –Vũng Tàu.

– Đất công viên đô thị

– Đất công viên đô thị quy hoạch với tiêu chuẩn trung bình 6m2/người.

– Đất trạm xe buýt

– Trong khu lập quy hoạch bố trí trạm xe buýt khoảng nằm tiếp giáp tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho 70.000-90.000 dân cư trong khu vực.

– Đất các dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.

– Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho 03 dự án khu dân cư, tái định cư, trung tâm thương mại – dịch vụ trong khu vực quy hoạch. Các dự án này đã có quy định quản lý riêng và phù hợp với quy định chung của khu vực đô thị Long Thành.

– Đất các dự án hiện đã có chủ trường đầu tư

– Hiện đã có chủ trương cho phép 3 dự án đầu tư vào khu vực quy hoạch. Các dự án này phải tuân thủ theo quy định chung của khu vực đô thị Long Thành.

– Đất giao thông đối ngoại

– Đất giao thông đối ngoại chủ yếu là đường quốc lộ 51B và đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đường ĐT 769.

– Đất nghĩa trang, nghĩa địa.

– Đất nghĩa địa quy mô nhỏ, các khu mộ phân tán từng bước quy tập vào nghĩa trang chung của huyện Long Thành theo Quy hoạch địa điểm nghĩa trang tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 01/02/2013.

– Định hướng quy hoạch đất dân dụng

– Đất công trình công cộng

– Đất công trình công cộng khu ở được quy hoạch là công trình công cộng cấp 2 trong đô thị Long Thành. Cấp này gồm các công trình sau đây:

– Đất hành chính cấp phường

– Đất hành chính cấp khu ở hiện có khoảng 2ha, sau năm 2020 khi hình thành đô thị loại IV, dự kiến sẽ hình thành 4 đơn vị cấp khu ở theo các khu đô thị đã quy hoạch. trung tâm hành chính cấp khu ở dự kiến khoảng 0.7ha /khu. Diện tích công trình hành chính cần khoảng 2.8ha.

Giáo dục

– 1 – 2  trường giáo dục mầm non công lập diện tích khoảng 1ha.

– 1 trường trường tiểu học có diện tích 1,2 – 1,5ha.

– 1 trường THCS có diện tích 1,5ha.

+ Y tế

– 1 phòng khám khu vực diện tích khoảng 0,5ha.

+ Văn hóa

– 1 nhà văn hóa có điện tích đất khoảng 0,3ha.

– Chợ hoặc trung tâm thương mại

– Đất cho công trình phục vụ công cộng cấp 2 cho mỗi phân khu khoảng  2ha.

– Trong khu quy hoạch được quy hoạch 04 khu đô thị, đất công trình công cộng dự kiến khoảng 8 ha.

+ Đất ở

Mật độ xây dựng nhà ở được được quy định theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành như sau:

QCXDVN 01:2008/BXD:Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ (nhà vườn, biệt thự …)

 

Diện tích lô đất (m2 / căn nhà)

 

 

≤50

 

 

75

 

 

100

 

 

200

 

 

300

 

 

500

 

 

≥1.000

 

 

Mật độ xây dựng tối đa (%)

 

 

100

 

 

90

 

 

80

 

 

70

 

 

60

 

 

50

 

 

40

 

– Khu nhà ở mật độ cao

– Khu vực này là loại hình nhà liên kế phố với mặt tiền trung bình khoảng 5-6m, mỗi lô đất có diện tích tối thiểu khoảng 90-120m2/hộ.

+ Diện tích                     : 197 ha

+ Mật độ xây dựng        : 78-84 %

+ Tầng cao xây dựng               : 2 – 6 tầng

+ Đối với các lô đất ở hiện hữu có diện tích nhỏ hoặc lớn hơn quy định nêu trên  thì khi xây dựng nhà ở, mật độ xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành (QCXDVN 01:2008/BXD).

– Khu nhà ở mật độ trung bình

+ Loại hình nhà ở trong khu vực này có mật độ trung bình là những dạng nhà liên kế có sân vườn hoặc đơn lập với mặt tiền trung bình 8-10m, mỗi lô đất có diện tích tối thiểu khoảng 120-150m2/hộ.

+ Diện tích                     : 611 ha

+ Mật độ xây dựng        : 75 – 80%

+ Tầng cao                     : 2 – 4 tầng

Đối với các lô đất ở hiện hữu có diện tích nhỏ hoặc lớn hơn quy định nêu trên  thì khi xây dựng nhà ở, mật độ xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành (QCXDVN 01:2008/BXD).

Khu nhà ở mật độ thấp

Khu vực này chủ yếu là loại hình nhà vườn và nhà biệt thự, mặt tiền lô đất trung bình khoảng 15-20m, mỗi lô đất có diện tích tối thiểu khoảng 250 m2/hộ.

+ Diện tích : 170 ha+ Mật độ xây dựng: 65%

+ Tầng cao  : 1 – 2 tầng

Đối với các lô đất ở hiện hữu có diện tích nhỏ hoặc lớn hơn quy định nêu trên  thì khi xây dựng nhà ở, mật độ xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành (QCXDVN 01:2008/BXD).

Đất công viên- thể thao trong khu ở

Theo tiêu chuẩn quy phạm, đất công viên cây xanh quy hoạch cho khu ở khoảng 2m2/người.

Đất giao thông

Lộ giới đường giao thông theo bản vẽ quy hoạch giao thông quy định lộ giới các đường chính đô thị.

Đối với trường hợp các cá nhân, tổ chức đề nghị trả lại đất (hiến đất) để làm đường, ngoài việc đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tại các khu ở hiện hữu thì việc xem xét thống nhất phải trên cơ sở lộ giới tuyến đường đảm bảo theo quy định sau:

+ Nếu tuyến đường được hiến đất có chiều dài ≥60m thì lộ giới đường phải đạt tối thiểu ≥13m (lòng đường 7m, lề mỗi bên 3m).

+ Nếu đường được hiến đất có chiều dài ≤60m thì lộ giới đường phải đạt tối thiểu ≥8m (lòng đường 5m, lề mỗi bên 1.5m).

+ Đối với các tuyến hẻm có bề rộng >= 8m, giữ nguyên hiện trạng.

+ Đối với các tuyến hẻm có bề rộng <8m sẽ được quy hoạch mở rộng thành 8m. Các hộ dân dọc 2 bên hẻm khi xây dựng nhà mới phải thụt lùi vô sao cho các đường hẻm có lộ giới 8m. Trong đó bề rộng phần xe chạy là 5m, lề mỗi bên 1,5m dùng để bố trí các đường ống kỹ thuật phục vụ khu dân cư.

– Các đường hẻm cụt một làn xe cải tạo mở rộng, xây dựng mới không được dài quá 150 m và phải có chỗ quay xe kích thước 12 m x 12 m.

– Các loại đất khác

– Đất nông nghiệp

Đến năm 2030 sẽ không còn đất nông nghiệp trong khu vực thị trấn.

Đất cây xanh bảo vệ sông suối

Lộ giới các suối giữ lại là 15m, đối với các kênh thoát nước trong khu dân cư bề rộng ≤10m thì cây xanh cách ly khoảng 3-5m.

Đất quốc phòng an ninh

Đất Quốc phòng An ninh vẫn giữ nguyên trong các giai đoạn quy hoạch. Tuy nhiên phải tuân thủ theo lộ giới đường giao thông.

Đất tôn giáo tín ngưỡng

Đất tôn giáo tín ngưỡng vẫn giữ nguyên trong các giai đoạn quy hoạch tuy nhiên phải tuân thủ theo lộ giới đường giao thông.

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm đất hành lang điện, trạm điện, trạm xử lý nước thải, đường ống nước ngầm dọc đường cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu.v.v…

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Các quy định về chỉ tiêu quy hoạch cho các khu vực đô thị:

1. Đất xây dựng đô thị khoảng : 150-170m2/người.

Giai đoạn ngắn hạn: Khoảng 700-800 ha.

Giai đoạn dài hạn: Khoảng 1.500ha

2. Đất dân dụng bình quân khoảng: 90 – 130 m2/người.

Giai đoạn ngắn hạn: Khoảng 600 ha.

Giai đoạn dài hạn: Khoảng 1.200 ha.

3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của đồ án.

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

+ Diện tích đất đầu mối hạ tâng kỹ thuật toàn khu quy hoạch: >1%.

Giao thông:

+ Chỉ tiêu sử dụng đất giao thông khoảng 12 – 15% đất xây dựng đô thị, giai đoạn đến năm 2030 chiếm 18 – 20% đất xây dựng đô thị.

+ Mật độ đường chính: 8 km/km2.

Cấp nước :

+ Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt :

Giai đoạn đến 2020 ≥80 lít/người/ngày.đêm.Tỷ lệ cấp nước 80% dân số

Giai đoạn 2020-2030≥100 lít/người/ngày.đêm.Tỷ lệ cấp nước 90%dân số

+ Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp :  ≥20 m3/ha/ngày.đêm và cấp nước phục vụ du lịch là 120 lít – 200 lít người/ngày đêm.

+ Nguồn nước: lấy từ dự án cấp nước Nhơn Trạch (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) qua đường ống cấp dọc QL51.

 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

+Tiêu chuẩn thải nước lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng. Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường .

+ Lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt

+ Thiết kế hệ thống thoát nước bẩn riêng.

+ Nước bẩn từ nhà dân, các công trình công cộng phải được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra cống thu gom.

+ Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt 1-1,5kg/người/ngày.đối với khu vực đô thị và từ 0,6 – 0,8 kg/người/ngày đêm đối với khu vực ngoại thị.

Cấp điện :

+ Sinh hoạt dân dụng : 750-1.000 kWh/người/năm. Đối với nông thôn ngoại thị từ 200 – 500 kwh/người/năm

+ Công cộng và dịch vụ: lấy bằng 30%-35% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt dân dụng.

Điều 6: Các quy định quản lý các khu chức năng đô thị

1. Khu vực hiện hữu cải tạo

Các khu vực dân cư hiện hữu cải tạo: Được định hướng phát triển hạn chế gia tăng mật độ xây dựng, kiểm soát chiều cao đối với các công trình xây dựng trong khu vực dân cư đô thị hiện hữu, đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan đô thị. Các chỉ tiêu về cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp với các quy chuẩn, quy phạm xây dựng đã được ban hành trong từng khu vực cụ thể.

Các khu đất được xác định là khu ở hiện hữu thì được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo chức năng quy hoạch là đất ở, việc tách thửa phải tuân thủ theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt đối với từng phân khu (khu mật độ cao, mật độ thấp, mật độ trung bình) tại mục 3.8.2 nêu trên.

2. Khu vực quy hoạch mới

– Các khu đô thị phát triển mớỉ phải đảm bảo không gian có nét tương đồng với dân cư hiện hữu, tránh những xung đột, tranh chấp về mỹ quan, kiểm soát chặt chẽ kiến trúc công trình.

– Trong các khu vực quy hoạch mới không được phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và tách thửa tự nguyện hiến đất mở đường.

Một số chỉ tiêu quy hoạch chung đô thị về mật độ xây dựng và tầng cao áp dụng như sau:

(Mật độ xây dựng cụ thể phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành – QCXDVN 01:2008/BXD).

Dọc các trục chính đô thị ưu tiên các công trình có chức năng hỗn hợp, khối tích trung bình, lùi sau các khu dân cư là các nhà ở thấp tầng với điểm nhấn là trung tâm cấp khu vực.

3. Quy định khung thiết kế đô thị tổng thể:

– Tuyến Quốc Lộ 51A , 51B và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Đô thị Long Thành được hình thành từ thị trấn long Thành hiện nay, cơ bản hình thái đô thị bám theo trục đường QL 51A và 51B đây là tuyến giao thông đối ngoại chính vừa đóng vai trò là trục kinh tế trong giai đoạn đầu, kết nối giao lưu về mọi mặt với các khu vực xung quanh trong huyện, tỉnh.

Tuyến  cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Đây là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nối kết Đô thị Long Thành với TP.HCM

Tuyến đường N7

Tuyến đường N7 vừa đóng vai trò trục cảnh quan trung tâm, vừa là hướng giao thông chính khu vực kết nối giữa khu đô thị hiện hữu và đô thị mới.

Trục cảnh quan trung tâm

Tuyến đường N7 nối dài hướng ra sông Đồng Nai kết nối trung tâm hành chính của Huyện, trung tâm hành chính thị trấn – đây là trục cảnh quan tập trung các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở mật độ cao.

Tuyến đường Quốc lộ 51A đoạn qua trung tâm hành chính huyện đây là trục cảnh quan chính toàn khu, trên tuyến đường này tập trung các công trình cao tầng như: hành chính, thương mại, dịch vụ.

Tuyến đường số 5 nối từ trung tâm hành chính-quảng trường khu ở 4 (giao với đường N7) đến đường song hành cao tốc TP. HCM Long Thành – Dầu Dây. Trên tuyến đường này tập trung các công trình công cộng cấp cấp khu ở tạo mỹ quan cho toàn khu.

Các tuyến đường nội khu

Các trục không gian này được quy định, kiểm soát chặt chẽ về kiến trúc, khoảng lùi, mật độ xây dựng và tầng cao. Các quy định sẽ được làm rõ hơn trong nghiên cứu thiết kế đô thị ở giai đoạn sau.

Điều 6: Quy định chung về kiến trúc và cây xanh cảnh quan

1. Quy định các nguyên tắc về hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo

+ Hình khối.

Công trình công cộng: hình khối phải thể hiện được tính chất từng công trình. Khi xây dựng mới cần hiện đại, hợp khối, tiết kiệm đất xây dựng, phù hợp với chức năng sử dụng, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị. Tạo các không gian đi bộ, chỗ đỗ xe, tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế về từng loại công trình.

+ Các công trình hành chính, cơ quan hình khối phải thể hiện được sự trang nghiêm, uy nghi, bề thế nhưng không phô trương, thường dùng kiểu kiến trúc đối xứng.

+ Các công trình dịch vụ công cộng như trường học, y tế…cần có hình khối đơn giản, thân thiện, tạo không gian làm việc nghiêm túc nhưng kích thích sự sáng tạo và cảm giác thỏa mái.

+ Các công trình thương mại, dịch vụ thường dùng những hình khối mạnh, lạ mắt, vui nhộn, tạo sự chú ý, thu hút tầm nhìn.

+ Sân vận động: hình khối khỏe mạnh, lạ mắt, bay bổng, thể hiện được chức năng công trình.

+ Bến xe: hình khối đơn giản, nhưng vui vẻ, thu hút tầm nhìn, tạo không gian mở.

Nhà ở: hình khối đơn giản, gần gũi. Nhà ở tại các tuyến phố chính khuyến khích xây dựng theo kiểu block, tạo sự thống nhất về kiến trúc cảnh quan.

+ Màu sắc

Các công trình hành chính, công cộng, nhà ở: dùng những tông màu nhẹ (xanh nhạt, kem, xám trắng, vàng nhạt …), tạo cảm giác nhẹ nhàng thoả mái, gần gũi với con người. Tránh dùng những màu nóng chói (cam, xanh lá cây…) dễ gây kích động, mệt mỏi, khó chịu cho người nhìn.

Các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, bến xe: nên dùng những màu sắc vui nhộn với những vật liệu mới thu hút sự tò mò, khám phá.

Công trình tại sân vận động: màu sắc sáng, khỏe, vui tươi; vật liệu và trang trí bề mặt thu hút và thể hiện chức năng công trình.

Trên từng dãy phố quy định một tông màu chủ đạo, tạo sự đồng nhất về kiến trúc và màu sắc, tránh tình trạng quá nhiều màu sắc trên dãy phố gây mất mỹ quan và tạo cảm giác rối trên bộ mặt đô thị.

+ Phong cách và hình thức kiến trúc:

Công trình hành chính mới (cấp huyện): thiết kế hợp khối, phong cách hiện đại, phù hợp chức năng công trình.

Các công trình hành chính (cấp đô thị), các công trình dịch vụ công cộng: hình thức hiện đại pha các nét truyền thống (chẳng hạn hàng hiên, mái ngói đỏ…) để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện; phong cách kiến trúc phù hợp chức năng công trình.

Công trình hỗn hợp thương mại – dịch vụ – ở xây mới: phong cách hiện đại, cao tầng phù hợp chức năng công trình.

Các trung tâm dịch vụ thương mại xây mới: phong cách hiện đại, phù hợp chức năng công trình.

Công trình tại sân vận động: phong cách hiện đại, thể hiện chức năng công trình.

Đất ở xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang (thấp tầng, mật độ cao): hình thức hiện đại pha nét truyền thống (chẳng hạn hàng hiên, mái ngói đỏ…) để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện. Hình thức kiến trúc cần đồng nhất cho một khu vực, tuyền phố với nhịp điệu kiến trúc chung theo phương ngang, phương đứng. Chiều cao, hình thức mái, vật liệu xây dựng cũng cần có sự thống nhất. Thống nhất khoảng lùi và chiều cao, hình thức hàng rào, độ vươn ra của ô văng, mái đua, ban công trong từng dãy nhà, tuyến phố.

Khuyến khích các không gian cây xanh phía trước và trên mặt đứng của công trình để tạo không gian sử dụng dễ chịu, thân thiện với môi trường, đồng thời tạo cảnh quan xanh cho các tuyến phố.

Các kiến trúc chi tiết công trình không được làm ảnh hưởng đến các hoạt động chữa cháy và cản trở tiếp cận cho người già và người tàn tật.

Điều 7: Quy định chung cho công viên, khu cây xanh tập trung và cây xanh giao thông:

Các khu công viên cây xanh cần bố trí nhiều lối vào để người dân có thể tiếp cận từ nhiều phía và đảm bảo công tác thoát người khi có sự cố. Trong công viên bố trí các tiểu cảnh sân vườn, cây bóng mát, sân bãi, nơi nghỉ chân, cho nhân dân đến sinh hoạt nghỉ ngơi giải trí.

Mật độ xây dựng trong công viên không qúa 10%, các công trình kiến trúc, các công trình xây dựng không quá 2 tầng và cần có sự phong phú tùy theo tính chất từng khu chức năng.

Cây xanh dọc theo trục giao thông là cây lấy bóng mát, tạo cảnh quan, ra hoa. Tùy theo lộ giới từng tuyến đường mà trồng những loại cây có kích thước và hình dáng phù hợp, không che khuất tầm nhìn. Nên trồng những loại cây thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương, tán lá rộng, gỗ dai, dáng và hoa đẹp, đảm bảo chức năng chống bụi, tiếng ồn và an toàn, tạo cảnh quan đô thị. Không trồng cây ăn quả, có mùi thơm thu hút côn trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Hoa trang trí: Nên chọn loại ra hoa quanh năm, màu sắc đẹp, không có mùi thu hút côn trùng. Hoa phải cắt xén thường xuyên và hạn chế độ cao từ 35 – 55 cm.

Hàng rào: có sự thống nhất về chiều cao, kiểu dáng, vật liệu, màu sắc trên từng dãy nhà, từng tuyến đường.

Đường dạo phải nghiên cứu kỹ, phối hợp các loại vật liệu gần gũi với thiên nhiên: bê tông sỏi, gạch tàu, đá… xen kẽ với nhau tạo sự sinh động, tăng mỹ quan cho khu vực.

Hệ thống đèn đường, đèn chiếu sáng quảng trường, công viên phải đảm bảo về độ chiếu sáng, an toàn và yêu cầu thẩm mỹ cho đô thị.

Các công trình được xây dựng trong công viên, khu cây xanh tập trung, các công trình tiện ích đường phố phải nghiên cứu kỹ lưỡng về hình khối, màu sắc, vật liệu… gần gũi với thiên nhiên.

Hệ thống mặt nước phải được vệ sinh chăm sóc thường xuyên, tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh cho con người.

Điều 8: Quy định phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:

1. Chuẩn bị kỹ thuật đất

a)San nền

Cao độ xây dựng tối thiểu khu vực thị trấn Long Thành khi tính toán đến kịch bản biến đổi khí hậu do mực nước biển dâng đến năm 2030 là Hxd ≥2,65m.

b)Thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải.

Hướng thoát nước bám theo cốt quy hoạch san nền, độ dốc dọc của đường giao thông và hướng dốc của địa hình tự nhiên từ Bắc xuống Nam và từ Quốc lộ 51A thoát sang hai phía Đông và Tây thoát xuống suối Phèn, rạch Bến Bào, rạch Bà Chèo, kênh Chà, rạch Nước Trong, rạch Bến Năng sau đó đổ ra sông Đồng Nai.

+ Lưu vực I: Giới hạn từ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu,đến rạch Bến Bào, một phần đường Nguyễn Du  và phía Bắc đường N7 (đường quy hoạch, đường Quốc lộ 51A, suối Bến Năng. Diện tích lưu vực khoảng 856,7063ha. Nước mặt được thu gom và đổ ra rạch Bến Năng, rạch Bến Bào và rạch Nước Trong.

+ Lưu vực II: Từ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, rạch Bến Năng, đường Quốc lộ 51A, phía Nam đường N7(đường quy hoạch) đến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Diện tích lưu vực khoảng 595,6884 ha. Nước mặt thoát ra suối Bến Năng.

+ Lưu vực III: phía Nam đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây và giới hạn đến ranh huyện Nhơn Trạch. Diện tích lưu vực khoảng 97,4296 ha: Lượng nước mặt được thu gom và đổ ra rạch Nước Trong sau đó chảy ra sông Đồng Nai.

2. Hệ thống giao thông:

– Hệ thống đường cao tốc, Quốc lộ

a)Đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây:

+ Lộ giới: 120m

+ Mặt đường cao tốc: 6 x 3,75 = 22.5m

+ Dải phân cách giữa: 3m

+ Dải an toàn sát dải phân cách giữa: 2 x 0,75 = 1,5m

+ Lề 02 bên: 2 x 4 = 8m

+ Hành lang ly: 2 x 27,5 = 55m

+ Phần đường sắt: 30m

Ngoài ra mật độ dân số hai bên đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây rất cao. Do đó đơn vị tư vấn kiến nghị xây dựng thêm các đường song hành chạy song song với đường cao tốc trước khi sát nhập vào đường cao tốc.

Đường song hành phía Bắc:

+ Lộ giới: 37m

+ Mặt đường xe chạy: 2 x 12 = 24m

+ Dải phân cách giữa: 2m

+ Vỉa hè giáp khu dân cư thị trấn Long Thành: 8m

+ Vỉa hè giáp đường cao tốc: 3m

    • Đường song hành phía Nam:

 

+ Lộ giới: 21,5m

+ Mặt đường xe chạy: 10,5m

+ Vỉa hè giáp khu dân cư phía Nam đường cao tốc: 8m

+ Vỉa hè giáp đường cao tốc: 3m

b) Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu:

+ Lộ giới: 80m

+ Mặt đường cao tốc: 6 x 3.75 = 22.5m

+ Dải phân cách giữa: 5m

+ Dải an toàn sát dải phân cách giữa: 2 x 0.75 = 1.5m

+ Lề 02 bên: 2 x 4 = 8m

+ Hành lang cách ly: 2 x 21,5 = 43m

Đường song hành phía Tây đường cao tốc BH – VT:

+ Lộ giới: 21,5m

+ Mặt đường xe chạy: 10,5m

+ Vỉa hè giáp khu dân cư thị trấn Long Thành: 8m

+ Vỉa hè giáp đường cao tốc: 3m

c)Đường Quốc Lộ 51B (Trường Chinh):

Đoạn từ mũi tàu phía Bắc đến đường tỉnh 769:

+ Lộ giới: 62m

+ Mặt đường ô tô: 24m

+ Mặt đường song hành: 2 x 7 = 14m

+ Dải phân cách giữa mặt đường ô tô và song hành: 2 x 2 = 4m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 10 = 20m

Đoạn từ mũi tàu phía Nam đến đường tỉnh 769:

+ Lộ giới: 46m

+ Bề rộng phần xe chạy: 2 x 12m

+ Bề rộng dải phân cách giữa: 2m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 10m

d)Đường Quốc Lộ 51:

+ Lộ giới: 64m

+ Mặt đường ô tô: 2 x 10.5 = 21m

+ Dải phân cách giữa: 0.6m

+ Dải an toàn sát dải phân cách giữa: 2 x 0.5 = 1m

+ Mặt đường song hành: 2 x 6 = 12m

+ Dải phân cách giữa mặt đường ô tô và song hành: 2 x 0.4 = 0.8m

+ Dải an toàn sát dải phân cách phụ: 2 x 0.5 = 1m

+ Lề 02 bên: 2 x 0.75 = 1.5m

+ Hành lang cách ly: 2 x 13.05 = 26.1m

Hệ thống đường trục chính đô thị

a)Đường tỉnh 319:

+ Lộ giới: 100m

+ Mặt đường ô tô: 2 x 15 = 30m

+ Dải phân cách giữa: 25m

+ Mặt đường song hành: 2 x 10,5 = 21m

+ Dải phân cách giữa mặt đường ô tô và song hành: 2 x 2 = 4m

+ Lề 02 bên: 2 x 10 = 20m

b)Đường dọc bờ sông Đồng Nai:

+ Lộ giới: 60m

+ Mặt đường ô tô: 2 x 11.25 = 22.5m

+ Dải phân cách giữa: 3m

+ Dải an toàn sát dải phân cách giữa: 2 x 0.75 = 1.5m

+ Mặt đường song hành: 2 x 7 = 14m

+ Dải phân cách giữa mặt đường ô tô và song hành: 2 x 1.75 = 3.5m

+ Dải an toàn sát dải phân cách phụ: 2 x (0.5 + 0.75) = 2.5m

+ Lề 02 bên: 2 x 6 = 12m

+ Dải an toàn sát lề: 2 x 0.5 = 1m

c)Đường Quốc Lộ 51A (Lê Duẩn):

Quy hoạch thành đường nội ô thị trấn Long Thành với mặt cắt ngang như sau:

Đoạn từ mũi tàu phía Bắc đến TTVH thông tin thể thao huyện và đoạn từ cầu  Quản Thủ đến mũi tàu phía Nam:

+ Lộ giới: 46m

+ Bề rộng phần xe chạy: 2 x 12m

+ Bề rộng dải phân cách giữa: 2m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 10m

Đoạn từ TTVH thông tin thể thao huyện đến cầu Quản Thủ:

+ Lộ giới 32m

+ Bề rộng phần xe chạy: 12m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 10m

d)Đường N7 (Trần Phú kéo dài)::

+ Lộ giới: 62m

+ Mặt đường ô tô: 24m

+ Mặt đường song hành: 2 x 7 = 14m

+ Dải phân cách giữa mặt đường ô tô và song hành: 2 x 2 = 4m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 10 = 20m

e)Đường số 1:

+ Lộ giới: 60m

+ Mặt đường ô tô: 2 x 11.25 = 22.5m

+ Dải phân cách giữa: 3m

+ Dải an toàn sát dải phân cách giữa: 2 x 0.75 = 1.5m

+ Mặt đường song hành: 2 x 7 = 14m

+ Dải phân cách giữa mặt đường ô tô và song hành: 2 x 1.75 = 3.5m

+ Dải an toàn sát dải phân cách phụ: 2 x (0.5 + 0.75) = 2.5m

+ Lề 02 bên: 2 x 6 = 12m

+ Dải an toàn sát lề: 2 x 0.5 = 1m

f) Đường số 2:

+ Lộ giới: 50m

+ Mặt đường ô tô: 2 x 7.5 = 15m

+ Dải phân cách giữa: 2m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 16.5 = 33m

g)Đường Trần Phú:

+ Lộ giới: 42m

+ Mặt đường ô tô: 2 x 9 = 18m

+ Dải phân cách giữa: 12m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 6 = 12m

    1. Hệ thống đường liên khu vực

 

Bao gồm các tuyến đường như sau:

a) Đường số 3:

+ Lộ giới: 47m

+ Bề rộng phần xe chạy: 2 x 12m

+ Bề rộng dải phân cách giữa: 3m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 10m

b)Đường Nguyễn Du, đường Cách Mạng Tháng 8, đường Nguyễn Thị Định (đoạn 1):

+ Lộ giới: 44m

+ Bề rộng phần xe chạy: 22m

+ Bề rộng dải phân cách: 2m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 10m

c)ĐườngNguyễn Thị Định (đoạn 2), đường Đinh Bộ Lĩnh, đường Vũ Hồng Phô (+ đoạn kéo dài), đường Hương Lộ 21, đường số 4, số 9:

+ Lộ giới: 32m

+ Bề rộng phần xe chạy: 14m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 9m

d)Đường Tôn Đức Thắng, đường Hai Bà Trưng:

+ Lộ giới: 22,5m

+ Mặt đường ô tô: 10,5m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 6 = 12m

e)Đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Lê Hồng Phong:

+ Lộ giới: 19m

+ Mặt đường ô tô: 10,5m

+ Vỉa hè 02 bên: 3,5 + 5 = 8,5m

    1. Hệ thống đường khu vực

 

a)Đường Nguyễn Ái Quốc:

+ Lộ giới: 44m

+ Bề rộng phần xe chạy: 22m

+ Bề rộng dải phân cách: 2m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 10m

b)Đường tránh Hương Lộ 21, đường Bùi Thị Xuân, đường Nguyễn Trường Tộ, đường Huỳnh Thúc Kháng, đường Nguyễn Hữu Cảnh, đường Võ Thị Sáu, đường số 5, số 6, số 7, số 10:

+ Lộ giới: 22,5m

+ Mặt đường ô tô: 10,5m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 6 = 12m

c)Đường Huỳnh Văn Lũy:

+ Lộ giới: 19m

+ Mặt đường ô tô: 9m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 5 = 10m

d)Đường Chu Văn An, đường Nguyễn Đình Chiểu, đường số 8, số 11:

+ Lộ giới: 17m

+ Mặt đường ô tô: 9m

+ Vỉa hè 02 bên: 2 x 4 = 8m

e)Các tuyến hẻm hiện hữu trong khu dân cư đô thị:

Để đảm bảo lưu thông thuận tiện cũng như việc bố trí hạ tầng kỹ thuật thì các tuyến đường này cần phải bảo đảm một khoảng rộng nhất định, quy định như sau:

+ Đối với các tuyến hẻm hiện hữu có bề rộng >= 8m, giữ nguyên hiện trạng.

+ Đối với các tuyến hẻm hiện hữu có bề rộng <8m sẽ được quy hoạch mở rộng thành 8m. Các hộ dân dọc 2 bên hẻm khi xây dựng nhà mới phải thụt lùi vô sao cho các đường hẻm có lộ giới 8m. Trong đó bề rộng phần xe chạy là 5m, lề mỗi bên 1,5m dùng để bố trí các đường ống kỹ thuật phục vụ khu dân cư..

Đường tỉnh, đường huyện đi qua khu vực trung tâm thị trấn

a)Đường tỉnh 769:

Đoạn từ Quốc Lộ 51B đi Cẩm Mỹ:

+ Lộ giới: 45m

+ Bề rộng phần xe chạy: 15m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 3m

+ Hành lang an toàn 02 bên: 2 x 12m

    • Đoạn từ QL51A đi Nhơn Trạch:

 

+ Lộ giới: 32m

+ Bề rộng phần xe chạy: 14m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 9m

b)Đường tỉnh chất thải rắn:

+ Lộ giới: 45m

+ Bề rộng phần xe chạy: 7m

+ Bề rộng lề + mương: 2 x 4m

+ Hành lang an toàn 02 bên: 2 x 15m

c) Các tuyến đường huyện khu 12 xã Long Đức, đường Lộc An – Long Đức, đường Cầu Xéo – Lộc An, đường Bưng Môn,  Hương lộ 21:

+ Lộ giới: 32m

+ Bề rộng phần xe chạy: 14m

+ Bề rộng vỉa hè: 2 x 9m

d)Giao thông đường sắt:

Bao gồm 02 tuyến đường sắt Sài Gòn – Nha Trang và Biên Hòa – Vũng Tàu. Các tuyến này chạy song song với 02 tuyến đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Vũng Tàu & đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Các tuyến đường sắt này được quy hoạch với khổ đường đôi 1435mm

Giao thông đường thủy:

Đề xuất xây dựng cảng hành khách phục vụ nhu cầu du lịch và lưu thông đường thủy tại vị trí giao nhau giữa đường N7 và đường dọc sông Đồng Nai với diện tích khoảng 3ha.

Nút giao thông: Bao gồm các nút chính như sau:

Nút giao giữa đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây & đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Nút giao giữa đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây & đường Quốc Lộ 51. Hiện nay nút này đã được hoàn thiện với hình thức bán hoa thị.

Nút giao giữa đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây & đường tỉnh 319

Nút giao giữa đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây & đường dọc bờ sông Đồng Nai

Các tuyến cầu vượt tại các điểm giao của các đường huyện, đường khu vực với các tuyến đường cao tốc.

Tại các chỗ giao nhau giữa các tuyến đường khu vực, đường nội bộ được tổ chức cùng mức với hệ thống đèn tín hiệu, vòng xoay hoặc tự điều chỉnh.

Nút giao thông trên trục đường Quốc Lộ 51B: để giải quyết vấn đề kết nối lưu thông cho cư dân dọc 2 bên trục đường Quốc Lộ 51B, đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng các nút giao chính như sau:

+ Nút giao giữa đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây với QL51B: theo hình thức bán hoa thị kết hợp vòng xoay (hiện hữu đã có)

+ Nút giao giữa trục đường tỉnh 769 với Quốc Lộ 51B: theo hình thức đèn tín hiệu giao thông (hiện hữu đã có)

+ Nút giao giữa trục đường Vũ Hồng Phô với Quốc Lộ 51B: theo hình thức đèn tín hiệu giao thông.

+ Nút giao giữa trục đường số 2 (Hương Lộ 21 hiện hữu) với Quốc Lộ 51B: theo hình thức đèn tín hiệu giao thông.

+ Nút giao giữa trục đường vào khu công nghiệp Long Thành với Quốc Lộ 51B: theo hình thức đèn tín hiệu giao thông (hiện hữu đã có)

Bến xe:

Quy hoạch 01 bến xe buýt liên vùng nằm tại góc giao giữa đường Quốc Lộ 51 và đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây với diện tích khoảng 16.000 m2.

Giao thông ngầm đô thị

a)Các loại hình giao thông ngầm dự kiến nghiên cứu tại thị trấn Long Thành bao gồm: đường bộ ngầm, hầm ngầm cho người đi bộ, tàu điện ngầm, bãi đỗ xe ngầm

Đường bộ ngầm cho các phương tiện ô tô, xe máy …: Về cơ bản mạng lưới giao thông của thị trấn Long Thành được quy hoạch tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo khả năng kết nối thuận tiện trong và ngoài đô thị. Do đó không cần thiết xây dựng các tuyến đường bộ ngầm, đường tàu điện ngầm.

b)Các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm:

Nghiên cứu đề xuất bố trí hệ thống tuynel ngầm cho một số tuyến đường chính. Các tuyến đường đề xuất bố trí hệ thống tuynel ngầm như sau:

Đường Quốc lộ 51A

Đường Quốc lộ 51B

Đường N7

Hệ thống tuynel đề xuất thiết kế với kích thước 2,5 x 3m, chi tiết bố trí đường ống kỹ thuật trong tuynel xem bản vẽ chi tiết.

3. Quy hoạch cấp nước đến năm 2030

Tiêu chuẩn cấp nước- Nhu cầu dùng nước

a)Tiêu chuẩn cấp nước

*  Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt :

Giai đoạn 2012-2020, Thị trấn Long Thành thuộc đô thị loại IV. Tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày. Tỷ lệ cấp nước 95% dân số

Giai đoạn 2020-2030, Thị trấn Long Thành thuộc đô thị loại III. Tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày. Tỷ lệ cấp nước 95% dân số

b)Nhu cầu dùng nước

Hệ thống cấp nước đô thị đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, áp lực, lưu lượng cấp nước cho cho các nhu cầu gồm:

Nước sinh hoạt

Nước cho các công trình công cộng dịch vụ >=10%  nước sinh hoạt

Nước tưới cây, rửa đường: >=8%  nước sinh hoạt

Nước dự phòng rò rỉ:  Đối với các hệ thống nâng cấp không quá 30%, đối với hệ thống xây mới không quá 25% tổng các loại nước trên.

Tổng lưu lượng:        Đến 2030:  15.000 m3/ ngày

c)Định hướng quy hoạch nguồn nước

Nguồn nước cấp cho Thị trấn Long Thành được lấy từ 2 nguồn chính đó là: Dự án cấp nước Nhơn Trạch và dự án cấp nước Thiện Tân.

Giai đoạn tới 2015, nguồn nước cấp cho Thị trấn Long Thành tiếp tục lấy từ hệ thống cấp nước Nhơn Trạch qua tuyến ống D400 trên quốc lộ 51.

Giai đoạn sau năm 2015 bổ sung thêm nguồn nước từ hệ thống cấp nước Thiện Tân qua tuyến ống D900 đi theo đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu.

d)Mạng lưới đường ống

Giai đoạn đến 2030, tập trung xây dựng mạng lưới ống cấp nước đồng bộ với hệ thống giao thông cho từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Xây dựng hoàn thiện mạng lưới ống cấp II (D=150-200) và toàn bộ hệ thống ống nhánh còn lại cho toàn khu vực .

4. Quy hoạch cấp điện

Mạng lưới truyền tải và phân phối

Nguồn cấp điện cho Thị trấn Long Thành được cấp điện từ nguồn điện lưới Quốc gia qua trạm trung gian Long Thành 110/22kV-2x40MVA. Vị trí trạm, dọc theo lưới 110kV, 220kV tuyến Phú Mỹ – Long Bình cắt ngang đường Hùng Vương, xã Hiệp Phước huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai.

Nâng tiết diện tuyến đường dây 110kV mạch kép Long Thành- Long Bình dài 25,6km từ dây AC-240 thành AC-400mm2 để nâng khả năng tải của tuyến đường dây này.

*Nâng công suất các trạm:

Trạm 110/22kV-63MVA Tam An (Trạm KCN Long Thành) lên (2x63MVA) đưa vào sử dụng 2013.

Trong đó, trạm Long Thành cấp điện cho thị trấn:

+ Tuyến 472 Cầu Xéo cấp điện cho Thị Trấn dọc theo Quốc lộ 51A.

+ Tuyến 479 Phước Thiền đi dọc Quốc lộ 51B cấp điện cho các xã Lộc An, Long Đức, và 1 phần của Thị Trấn.

Trạm Tam An cấp điện cho thị trấn:

+ Tuyến 475 An Lợi và 477 Phúc Nguyên:  3AC240 + AC120 dài 16km sẽ cấp điện cho khu vực Thị trấn Long Thành.

a)Hệ thống chiếu sáng công cộng

Các chỉ tiêu chiếu sáng:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030 tập trung xây dựng hệ thống chiếu sáng đồng bộ với hệ thống giao thông

b)Tính phụ tải cấp điện

 Tiêu chuẩn cấp điện:

Giai đoạn 2012-2020: Thị trấn Long Thành đô thị loại IV. Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng 450kWh/ng/năm . Dân số 70.000 người.

Giai đoạn 2020-2030: Thị trấn Long Thành đô thị loại III. Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng 1.500kWh/ng/năm . Dân số 90.000 người.

Sinh hoạt dân dụng:

Chỉ tiêu cấp điện cho sinh hoạt dân dụng của Thị trấn Long Thành đến năm 2030 là đô thị loại III, điện năng sử dụng 1.500kWh/người/năm (500W/người).

Công cộng và dịch vụ:

Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng và dịch vụ Thị trấn Long Thành lấy bằng 35% điện sinh hoạt dân dụng.

5. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường

Tiêu chuẩn thải nước = 80% Tiêu chuẩn cấp nước.

Tổng lưu lượng nước thải tính toán: Qt=80% nhu cấu cấp nước sinh hoạt và các công trình dịch vụ-công cộng.

Hệ thống thoát nước thải được thiết kế tách riêng với nước mưa, hệ thống thoát nước sử dụng cống BTCT đúc sẵn, bố trí các tuyến ống nhánh thu nước thải từ các hộ dân sau đó cho thoát vào tuyến cống chính và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.

Tuỳ theo độ dốc của địa hình, cống được thiết kế tự chảy, hoặc sẽ phải đặt bơm tăng áp tại những vị trí địa hình thay đổi phức tạp.

Nước thải sinh hoạt trước khi cho thoát ra hệ thống cống phải bắt buộc xử lý qua hệ thống bể tự hoại 3 ngăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nước thải sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại cho dẫn ra cống chung dẫn về trạm để xử lý.

Chất lượng nước thải sau xử lý phải đảm bảo các chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm theo QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt và Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

* Toàn khu quy hoạch có 2 trạm xử lý nước thải:

+ Khu phía Bắc tiếp giáp với Rạch Bến Bào: Trạm Q1=5.000 m³/ngày;

+ Khu phía Nam tiếp giáp với Suối Bến Năng: Trạm Q2= 4.050 m³/ngày.

6. Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

* Rác thải:

Tiêu chuẩn rác thải 1-1,5kg/ng-ngày. Dự báo khối lượng rác thải của đô thị tới năm 2020 là 150 tấn/ngày và năm 2030 là 225 tấn/ngày.

Rác thải sinh hoạt được tập trung trong các thùng 0,33 m³ đặt tại các góc đường trong khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ du lịch, tại các bến xe, ….

Rác thải sinh hoạt và công nghiệp được thu gom và đưa đến  nhà máy xử lý rác thải tại xã Bàu Cạn, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Rác thải của bệnh viện được xử lý tại chỗ theo tiêu chuẩn của bộ Y tế .

* Nghĩa trang:

Nghĩa trang: Sử dụng nghĩa trang huyện Long Thành theo quy hoạch hệ thống Nghĩa trang trên địa bàn tỉnh.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Quy định về xử lý vi phạm

Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý thống nhất về quy hoạch trong khu vực quy hoạch.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Quy định quản lý quy hoạch và xây dựng sẽ được Chủ đầu tư bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và trình thỏa thuận các cấp có thẩm quyền.

Mọi trường hợp xây dựng tại khu vực lập quy hoạch mà không được cấp phép hoặc sai với nội dung ghi trong giấy phép đều bị xử phạt và bị xử lý tháo dỡ công trình theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 10. Điều khoản thi hành

Quy định quản lý này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.

Các bộ phận, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành theo Quy định này.

Quy chế này được ban hành và lưu giữ tại UBND tỉnh, UBND huyện, Sở Xây dựng, các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và UBND thị trấn và UBND các xã có liên quan.

 

Từ khóa: Aqua City, Aqua City Novaland, Aqua City Đồng Nai, Aqua City Biên Hoà, dự án aqua city

0915827887Tải bảng giá mới nhất