Cùng chúng tôi xem qua bài viết này nhé: “Cao tốc Bến Lức – Long Thành được cấp vốn trở lại?”
Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành bí bách gỡ rối vốn đầu tư và nợ tồn đọng.
Tháng 2/2015 đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây chính thức được thông tuyến và đến hiện tại đang trong tinh trạng quá tải chuẩn bị phương án mở rộng gấp đôi làn xe với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng. Thì đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đang trong tình trạng đói vốn trầm trọng.
Được biết đường cao tốc Bến Lức – Long Thành giữ vai trò không kém quan trọng so với cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, kết nối kinh tế, văn hóa, giao thương của 13 tỉnh ĐBSCL với khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ tạo nên nền kinh tế bền vững và cân bằng cho các khu vực. Đặc biệt đây còn là khu vực cung cấp, vận chuyển, xuất khẩu lương thực lớn nhất cả nước.
TỔNG QUAN:
Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công T7/2014 và thông tuyến năm 2021, tuy nhiên Bộ GTVT đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh do đó thời gian thực hiện quý III/2014 kết thúc 31/12/2023 (mục đích vay vốn). Nhưng khởi công xây dựng T7/2015.
Đường cao tốc này có chiều dài toan tuyến: 57,09km thuộc cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h.
Điểm đầu: Nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Uyên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Điểm cuối: Nút giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trong đó 4,89km đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua tỉnh Long An, 24,92km đi qua Tp. Hồ Chí Minh và 27,28km đi qua huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp. Nên tuyến đường này phải xây dựng hơn 20km cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cây cầu lớn nhất xây theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh dài 2.76km qua sông Soài Rạp nối huyện Nhà Bè – Cần Giờ và cầu Phước Khánh dài 3,18km bắt qua sông Lòng Tàu nối Tp. HCM – Nhơn Trạch. Toàn tuyến có 6 nút giao cắt và lối thoát do đó tổng vốn đầu tư cho dự án làm đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có mức đầu tư cao kỷ lục so với các tuyến đường cao tốc khác trên thế giới với giá trung bình 28,2 triệu USD/km tương đương 1.607 tỷ USD.
KHÓ KHĂN:
2 Lần lỡ hẹn – gỡ rối chưa thành.
Sự khó khăn đến từ nhiều phát sinh khách quan liên quan đến việc cấu tạo của tầng lớp địa chất và thủy văn đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua nên kéo theo sự chậm trễ về thời gian thi công khá lớn.
Tính đến T8/2020, dự án gồm 11 gói thầu xây lắp có sản lượng thi công đạt khoảng 78% tổng giá trị các hợp đồng, không bao gồm dự phòng, thuế. Đoạn phía Tây sử dụng nguồn vốn từ khoản vay của ADB gồm 5 gói thầu khối lượng thi công đạt khoảng 78% và nguyên nhân chính là những đoạn tuyến này không có vốn để tiếp tục thi công do Hiệp định vay đã hết hạn vào ngày 30/6/2019 (Hạn hoàn thành dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành).
Đoạn sử dụng vốn từ khoản vay JICA gồm 3 gói thầu J1,J2,J3 cũng thi công cầm chừng do các dự án của VEC chưa được cấp vốn từ nước ngoài theo Nghị quyết số 71của Quốc hội kể từ T1/2019.
Việc khó khăn về vốn nên cũng kéo theo việc giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều vấn đề chưa giải quyết ổn thỏa. Cụ thể nhiều nhà dân khu vực ở Tp. HCM – Đồng Nai nơi lộ trình cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua nhiều hộ dân đang khiếu nại đơn giá bồi thường chưa hợp lý. Chưa kể nhiều hộ (46 hộ, trong đó 17 hộ ở Tp.HCM và 29 hộ ở Đồng Nai) đoạn ra QL.51 đòi thêm các suất tái định cư cộng thêm chưa có vốn nên việc thông xe 20km đầu tiên cũng không hoạt động được. Theo VEC vốn để đền bù cho 49 hộ dân này cực kỳ cấp bách với số tiền khoảng 130 tỷ đồng. Hiện tại VEC đề nghị xử dụng nguồn vốn nhàn rỗi và quản lý từ các tuyến đường cao tốc để chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng tuy nhiên Ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này không đồng ý. Nên Bộ GTVT đã có đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai tạm ứng nguồn vốn để thực hiện chi trả cho người dân trong diện đền bù ở Đồng Nai được chấp thuận.
GIẢI PHÁP GỠ RỐI:
Mới đây ngày 13/10/2020, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo về vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng theo cam kết trong hiệp định vốn vay. Tuy nhiên đến 22/10, VEC vẫn chưa nhận được phản hồi nên kiến nghị các cơ quan chức năng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng để sớm thống nhất quan điểm áp dụng về việc giao vốn đối ứng cho công tác đền bù. Nhưng đến hiện tại vẫn chưa có kết quả về việc cấp tiếp vốn cho dự án này. Được biết T8/2020, Bộ Được chính đã đề xuất ADB gia hạn Hiệp định Được trợ lần 2 trị giá 286 triệu USD đến hết 31/12/2023.
VEC cho hay nhu cầu cần vốn cho năm 2020 là 17 triệu USD, năm 2021 là 87.7 triệu USD, 2022 là 53,2 triệu USD và năm 2023 là 54,3 triệu USD. Do đó giải pháp chưa khả thi thì VEC bị động trong việc đợi gia hạn cấp vốn của ADB để thanh toán cho các nhà thầu thi công trở lại.
Hồi quý IV/2020. VEC có kiến nghị được sử dụng nguồn thu phí ở các dự án cao tốc đơn vị đang quản lý và tiền nhàn rỗi, chưa đến hạn trả nợ để thanh toán phần việc đã làm tại đoạn sử dụng vốn của JICA. Đây là phương án tối ưu nhất hiện tại để thực hiện chi trả và tiếp tục xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Xin cảm ơn quý đọc giả!!!
Hi vọng bài viết trên hữu ích với Anh Chị!
Từ khoá tìm kiếm nhiều: Đất nền Hàng Gòn Long Khánh, Đất nền Phước Bình, Đất nền Bàu Cạn