Cảng cạn ICD Đồng Nai

7 1

Cùng chúng tôi xem qua bài viết này nhé: “Cảng cạn ICD Đồng Nai”

7 1

Cảng cạn ICD hay còn gọi là “Địa điểm thông quan nội địa”

Là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không và hệ thống các kết cấu hạ tầng khác; việc phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển,hàng không và các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các vùng và địa phương;

Phát triển hệ thống cảng cạn để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container. Trong giai đoạn tới ưu tiên phát triển các cảng cạn để hỗ trợ cho cảng biển Hải Phòng, Cảng Cái Mép-Thị Vải và đặc biệt sắp tới đây là cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Mục tiêu chung việc mở rộng các cảng cạn (ICD) nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua cho các cảng biển; tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển, thời gian lưu hàng tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế, đồng thời phải đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ách tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 miền Nam sẽ xây dựng hệ thống cảng cạn đạt công suất 8,8 triệu TEU/năm (tương đương: 20 triệu tấn/năm)

Chức năng của cảng cạn:

-Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container;

-Đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container;

-Vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển, cảng hàng không quốc tế và ngược lại;

-Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;

-Gom và chia hàng lẻ đối với hàng có nhiều chủ trong cùng container;

-Kho, bãi tạm chưa hàng xuất, nhập khẩu và container rỗng;

-Sửa chữa và bảo dưỡng container.

-Giao nhận các hàng hóa khác tại các cảng cạn ICD (hàng rời, hàng bách hóa,…)

TIÊU CHÍ HÌNH THÀNH CẢNG CẠN;

-Cảng cạn được hình thành trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của vùng có khối lượng lớn hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container (trên 50 nghìn TEU) hoặc tại khu vực cửa khẩu quốc tế, các khu vực thường bị ùn, tắc giao thông do phương tiện vận tải hàng hóa gây nên (trên 30 nghìn TEU).

-Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) tới cảng biển, hàng không quốc tế nhằm phục vụ phát triển kinh tế vùng.

-Cảng cạn phải được kết nối với cảng biển, hàng không quốc tế ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức.

-Đảm bảo đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài (tối thiểu 10ha);

-Đảm bảo đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan;

-Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ, quốc phòng, an ninh, phòng, chống cháy nổ và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng.

Xét đến hiện tại thì tỉnh Đồng Nai đang được ưu tiên đẩy mạnh phát triển nhiều cảng cạn nhất hiện tại với lợi thế cửa ngõ kinh tế hướng biển và giáp với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ có nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng và đặc biệt có thêm Cảng hàng không quốc tế Long Thành tương lai phục vụ 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Cộng thêm việc UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm 6-8 KCN nâng lên 38-40KCN lớn trên toàn tỉnh nên nhu cầu xây dựng các cảng cạn là vô cùng cấp thiết. Trong đó ưu tiên các cảng cạn có vị trí gần với 2 khu vực cảng: 1 là cảng Cái Mép – Thị Vải, 2 là cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Về hiện tại thì Đồng Nai đang có Tổng kho trung chuyển miền Trung có diện tích 1.400ha(giảm xuống còn 300,55ha – triển khai giai đoạn 2023-2030) nằm ở 4 xã: Giang Điền, Quảng Được, Đồi 61, và Tây Hòa của huyện Trảng Bom, đây là tổng kho phục vụ cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Quy hoạch được đánh giá là thuận lợi có tuyến đường sắt và quốc lộ 1A đi qua nhưng thực tế đã cũ, ùn tắc giao thông nghiêm trọng khi đến giờ cao điểm do đó khó đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Và nếu so về vị trí với các Cảng cạn ở khu vực quanh sân bay quốc tế Long Thành và Cảng Cái Mép-Thị Vải thì Tổng kho này không có quá nhiều ưu điểm cộng thêm làm mất khá nhiều thời gian vận chuyển. Trong khi đó vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lại cần đến cảng biển, cảng hàng không và đường cao tốc mới tối ưu chi phí tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn. Nên đây cũng là những lý do lớn UBND tỉnh Đồng Nai giảm diện tích cảng cạn ICD này xuống và xây dựng mới nhiều cảng cạn ICD về phía huyện Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất.

Theo quy hoạch mạng lưới cảng cạn thì năm 2014 tỉnh Đồng Nai có 18 vị trí, huyện Nhơn Trạch có nhiều vị trí nhất với 6 cảng cạn ICD, kế đến là Biên Hòa có 4 vị trí, huyện Long Thành có 3 vị trí ICD số 7,8,9, huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất mỗi huyện có 1 ICD số 10,11; riêng Trảng Bom, Long Khánh, Thống Nhất mỗi huyện có 1 cảng cạn.

Đến năm 2018, Bộ GTVT đã phê duyệt tỉnh Đồng Nai chỉ còn lại 8 vị trí cảng cạn. Nhưng do nhu cầu phát triển ICD trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng do đó. Sở GTVT Đồng Nai đang kiến nghị Bộ GTVT cập nhật các cảng cạn số 7,9,11 vào quy hoạch để phục vụ nhu cầu phát triển khu công nghiệp.

Ngoài ra xét về việc đầu tư xây dựng Cảng cạn cũng dựa vào tiêu chí về mạng lưới giao thông đa phương thức và còn có yếu tố chọn lọc là nếu khoảng cách giữa Cảng cạn và cảng cạn nhỏ hơn 300km thì sẽ chọn nơi có vị trí chiến lược nơi có nguồn hàng tập trung, ngoại ô thành phố, đa phương tiện nhằm phần giảm ách tắt giao thông sẽ được ưu tiên. Do đó ở tỉnh Đồng Nai sẽ có sự điều chỉnh lớn với các cảng cạn ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai tiêu biểu là Tổng kho trung chuyển miền Trung

1 4
Cảng cạn kho trung chuyển Miền Đông

Các cảng cạn được UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý thực hiện:

1.Cảng cạn ICD số 7:

Vị trí: thuộc tờ số 1/ thửa 146, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh ĐN.

Diện tích: 644.034,6m2 (tương đương: 64,4ha)

Gía khởi điểm: 477 tỷ đồng – đã đấu giá thành công (hiện tại đang sang nhượng lại giá 1000 tỷ theo hình thức “chuyển nhượng cổ phần công ty”)

Hiện trạng: đất trống, đã san lấp mặt bằng.

Cơ cấu sử dụng đất:

+ Kho tàng 50-70% diện tích toàn khu

+ Khu kỹ thuật: tối thiểu 1%

+ Khu hành chính: tối thiểu 1%

+ Công trình giao thông: tối thiểu 8%

+ Cây xanh: tối thiểu 10%

+ Mật độ xây dựng toàn khu tối đa 50%, tầng cao xây dựng tối đa 10 tầng, chiều cao xây dựng tối đa công trình 45m.

+ Chỉ giới xây dựng khoảng lùi so với đường chỉ giới đỏ tối thiểu 6m.

Quyền sử dụng đất: sở hữu 50 năm, nhà nước thu tiền sử dụng đất 1 lần cho toàn thời gian theo hình thức đấu giá.

Chức năng: Là nới nguồn hàng tập trung của các khu công nghiệp phía nam sân bay quốc tế Long Thành, và một phần hàng hóa từ Miền Tây vận chuyển lên. Tuy nhiên cảng cạn có diện tích không quá lớn để có thể thực hiện việc tập trung hàng hóa của khu vực toàn tỉnh miền Tây và một phần hàng hóa từ Phú Mỹ về tập kết tại đây trước khi xuất khẩu theo đường hàng không.

Tuy nhiên xét về vị trí thì cảng cạn số 7 có vị trí gần QL.51 nhưng hệ thống đường này đã quá tải và nằm xung quanh khu vực đông dân cư nên cũng có phần ảnh hưởng ít nhiều.

Các tuyến giao thông kết nối: đường liên 4 xã có lộ giới 32m kết nối ICD số 9 và về đường HL10 cũ, kết nối QL.55, cao tốc Bến Lức-Long Thành

2.Cảng cạn ICD số 8:

CĐT: Công ty cổ phần Kho bãi và Logistic Long Thành.

Được phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào ngày 29/10/2020.

Vị trí:  xã Long An, huyện Long Thành, ĐN

Diện tích: 21,8ha

Hiện trạng: đang triển khai xây dựng

Chức năng: Phục vụ các hoạt động giao nhận và vận tải hàng hóa như: Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container; tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container,tập kết container vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác; kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; sữa chữa và bảo dưỡng container và phục vụ cho tuyến hành lang kinh tế HCM-NHƠN TRẠCH-BIÊN HÒA

Các tuyến giao thông kết nối: QL.51, cao tốc TP HCM-LT-DG, đường DT.319 về cảng Phước An, Cái Mép, QL. 51 và tương lai CT Biên Hòa-Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức-Long Thành

6 2
Cảng cạn ICD số 8 – Xã Long An

3.Cảng cạn ICD số 9:

Vị trí: xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh ĐN.

Diện tích: 378ha – trong kế hoạch sử dụng đất mới giai đoạn 2021-2030 được mở rộng

Hiện trạng: đất đang trồng cây su

Vai trò: thực hiện các nhiệm vụ chức năng của cảng cạn và đón lượng hàng hóa lớn xuất và nhập từ các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Bàu Cạn-Tân Hiệp với quy mô 2.670ha và các khu công nghiệp ở Phước Bình với diện tích 2000ha. Ngoài ra cảng cạn số 9 cũng thực hiện đâu đó phần lớn hàng hóa tập kết từ miền Trung, miền Tây theo đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết và đường cao tốc Bến Lức-Long Thành và hàng hóa từ Cảng Cái Mép-Thị Vải lưu kho tại đây.

Các tuyến đường giao thông: tương tự như cảng cạn số 7 cũng sử dụng hệ thống đường QL.51, đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, đường nội bộ khu vực liên 3 xã và 4 xã, đường Vành đai 4.

4 3
Cảng cạn ICD số 9 – Bàu Cạn

4.Cảng cạn số 10:

Vị trí: xã Sông Nhạn, Long Thành, Đồng Nai

Diện tích: 215ha

Chủ đầu tư: Chưa có – chỉ mới là phương án đề xuất chưa được duyệt

Hiện trạng: đất đang trồng cao su của công ty cao su Đồng Nai.

Vai trò: thực hiện các nhiệm vụ chính của cảng cạn và phục vụ cho các khu công nghiệp lớn ở huyện Cẩm Mỹ và tuyến hành lang phía Đông – Đông Nam

Hệ thống giao thông xung quanh cảng cạn số 10 này được xem là đa dạng nhất với tuyến đường sắt HCM-Nha Trang, đường VĐ 4, đường cao tốc HCM-LT-DG và đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết do đó việc vận chuyển hàng hóa về cảng Cái Mép-Thị Vải tương rất thuận lợi và tiết kiệm nhiều chi phí cũng như thời gian.

5 2
Cảng cạn số 10 – Sông Nhạn

5.Cảng cạn số 11:

Vị trí: xã lộ 25, huyện Thống Nhất, Đồng Nai

Diện tích: 250ha

Chủ đầu tư: Tín Nghĩa

Tổng vốn đầu tư: 750 tỷ đồng – triển khai giai đoạn 2023-2030

Hiện trạng: một phần đất trống và đất người dân đang trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.

Hệ thống hạ tầng nổi bật vời các tuyến đường cấp Quốc gia kết nối không quá xa như đường Vành Đai 4, QL 1A, nút giao 2 đường cao tốc HCM-LT-DG và Dầu Giây-Phan Thiết, đường tỉnh 769.

Vai trò phục vụ tuyến hành lang kinh tế Bình Dương – Biên Hòa – Trảng Bom – Vĩnh Cửu – Bình Phước tập kết lượng hàng hóa lớn nông sản, dệt may, giày da và hàng hóa từ các khu công nghiệp Dầu Giây, Gia Kiệm, Lộc An tập trung về kho cảng cạn này trước khi đi theo VĐ 4 về cảng Cái Mép-Thị Vải.

Theo ghi nhận mới nhất thì đã có bảng áp giá đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất cho khu vực này.

Tóm tắt thì gần như các Cảng cạn từ số 7,8,9,10,11 điều có vị trí và giao thông đa phương thức rút ngắn được nhiều thời gian, tiết kiệm nhiều chi phí cho các Doanh nghiệp tuy nhiên nếu để phát triển mạnh trong giai đoạn này thì gần như các cảng cạn số 9 sẽ là cảng cạn phát triển mạnh nhất vì yếu tố vị trí cũng như việc mở rộng khai thác trong tương lai.

2 4
cảng cạn số 11 – XL.25

6.Cảng cạn số 12:

Vị trí: QL.1A, phường Suối Tre, Tp. Long Khánh

Diện tích: 93.5ha

Chủ đầu tư: Chưa có

Hiện trạng: đất trồng cao su của công ty cao su Đồng Nai.

Vai trò: Cảng cạn số 12 có vị trí chiến lược là nơi tập trung của nhiều nút giao thông quan trọng đổ về đây và đồng thời phục vụ cho tuyến hành lang vận tải kinh tế các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ do đó gần như cảng cạn này sẽ phục vụ lượng hàng hóa lớn ở các khu này đổ về trước khi theo các tuyến giao thông để xuất khẩu về CHKQT Long Thành và Cảng Cái Mép-Thị Vải. Ngoài ra còn phục vụ cho các KCN lân cận như KCN Long Khánh, KCN Suối Tre, KCN Dầu Giây, KCN Gia Kiệm, Cụm CN Quang Trung

Hệ thống giao thông kết nối: có thể nói về thực tế thì hệ thống giao thông ở quanh khu vực Cảng Cạn số 12 này gần như ưu điểm nhiều hơn so với các cảng cạn khác như tuyến đường QL.1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, QL.56, QL.20 và đường cao tốc TP HCM-LT-DG gần như đã có sẵn và khai thác ngay, tuy nhiên hệ thống đường QL.1A và đường sắt cũng cũ kỹ, quá tải phần nhiều do đó cũng đang làm mất nhiều thời gian nếu không được xây dựng và nâng cấp mở rộng đường để kết nối về cảng hàng không quốc tế Long Thành, và cảng Cái Mép-Thị Vải.

3 4
Cảng cạn số 12 – TP.Long Khánh

KHÓ KHĂN

Vấn đề còn tồn tại, khó khăn khi vận chuyển container trên các tuyến đường hành lang kinh tế khu vực phía Nam kết nối với cảng Cái Mép-Thị Vải tinh trạng ùn tắc giao thông tại tuyến đường QL.51 thường xuyên diễn ra, đặc biệt các tuyến ra vào cảng nên quá trinh vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề về vốn và quản lý vốn đầu tư cho các cảng cạn cũng gặp nhiều vấn đề với nhiều cảng cạn có số vốn đầu tư 750 tỷ cho đến vài ngàn tỷ. Do đó cách để giải quyết những hướng này UBND Tỉnh ĐN nên có phương án bàn giao cho các Doanh nghiệp thực hiện để nhằm mục tiêu chung đẩy mạnh kinh tế nội lực của tỉnh phát triển và thu hút nhiều Doanh nghiệp về xây dựng phát triển.

Khó khăn thực hiện các tuyến đường kết nối đặc biệt hiện tại ở tỉnh Đồng Nai đang sử dụng các hạ tầng giao thông cũ và quá tải khi chỉ khai thác được vài năm. Việc mở các tuyến đường cao tốc cũng như VĐ thành phố Hồ Chí Minh cũng vướng nhiều điểm khó đặc biệt cũng là việc cấp vốn đầu tư, thu hồi đất bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho người dân. Và đặc biệt là khâu quản lý vốn, quản lý việc triển khai xây dựng hạ tầng bắt buộc phải đung Được độ đề ra thì mong phát triển khai thác tốt khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động năm 2025.

TÓM TẮT: Qua đây thì anh em cũng thấy được xung quanh sân bay Quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép-Thị Vải đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính các nhiệm vụ vận tải hàng hóa, thủ tục hải quan xuất, nhập khẩu và lưu kho đối với hàng hóa ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và các vùng kinh tế lân cận như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Myanmar.

Đồng thời cũng giúp cho hệ thống giao thông tại các khu vực này cũng có sự liên kết chặc chẽ, giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian vận tải hành khách, hàng hóa, thu hút nhiều Doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng tại đây. Từ đó làm cho đời sống người dân tại khu vực này cũng phát triển theo hướng tốt, đời sống văn hóa cũng được nâng cao và đặc biệt nhu cầu thuê mướn, mua bất động sản cũng tăng mạch tạo ra nội lực kinh tế tốt nhất T.Đồng Nai nói riêng và toàn khu vực phía Nam nói chung đủ sức để cạnh tranh với các thành phố lớn ở các Quốc gia khác.

LIÊN HỆ THUÊ – MUA BĐS GẦN CẢNG CẠN ICD

Call: 0915827887

Fanpage: Đất sào sân bay quốc tế Long Thành

Youtube: Bán kho xưởng 2.4ha tại huyện Long Thành

Hi vọng bài viết trên hữu ích với Anh Chị!

Từ khoá tìm kiếm nhiều: Đất nền Hàng Gòn Long Khánh, Đất nền Phước Bình, Đất nền Bàu Cạn